Hiện diện của người đồng tính nữ ở Việt Nam Người đồng tính nữ

Văn học:

Từ xưa đến nay, trong các tác phẩm văn học, đồng tính là chủ đề ít được đề cập đến, đặc biệt là chủ đề đồng tính nữ. Không có nghiên cứu hay số liệu cụ thể về sự xuất hiện của văn học đồng tính nữ. Trước thế kỉ 20, những tác phẩm văn học đồng tính đầu tiên chỉ đề cập đến sự đảo trang. Tác phẩm nổi bật là Quan Âm Thị Kính. Trong hồi II, hồi III, sau khi bị mắc tiếng oan giết chồng, bị đuổi về nhà cha mẹ đẻ, vì quá buồn tủi, Thị Kính bèn giả trai đến tu ở chùa Vân, đặt pháp danh là Kính Tâm. Song, có cô Thị Mầu, nổi tiếng lẳng lơ, là con gái phú ông, lên chùa rồi đem lòng yêu mến Kính Tâm. Đây có thể coi là một tác phẩm mở đầu trong quá trình phát triển nền văn học Việt Nam về chủ đề đồng tính nữ. Sau đó có những tác phẩm ra đời sau đó như:

  • Hồn bướm mơ tiên (1933) - Khái Hưng
  • Les - Vòng tay không đàn ông (2005) - Bùi Anh Tấn
  • Bầy thú bông của Quỳnh (Truyện ngắn Mưa đời sau) (2005) - Trần Thùy Mai
  • Chuyện tình Lesbian (2007) - Nguyễn Thơ Sinh
  • Tôi là Les (Truyện ngắn trong tập Dị bản) (2008) - Keng

Phim ảnh:

Ngành điện ảnh Việt Nam bắt đầu từ năm 1923, tuy nhiên, tính đến thời điểm này, số lượng phim về người đồng tính, song tính và chuyển giới còn hạn chế.

Một số tác phẩm điện ảnh về người đồng tính nữ:

  • Mỹ nhân kế. Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng cho biết: "Mỹ Nhân Kế thật ra là một phim đồng tính nữ nhưng nó nhẹ nhàng. Bộ phim không phải kiểu la làng lên đây là phim đồng tính nhưng rõ ràng đó là một bộ phim đồng tính. Tôi đã chọn cách nói nhẹ nhàng khi làm phim này chứ không quá lộ để cho người ta thấy đó là đồng tính".
  • Valentine Trắng (2016)[6] - Đạo diễn Hồng Ngân
  • Yêu (2015) - Đạo diễn Việt Max
  • Chị chị em em (2019) - Đạo diễn Kathy Uyên